Dứa, hay còn gọi là trái thơm, là một loại trái cây nhiệt đới được yêu thích trên toàn thế giới không chỉ vì hương vị ngọt ngào, hấp dẫn mà còn bởi giá trị dinh dưỡng cao mà nó mang lại. Dứa giàu vitamin C, chất chống oxy hóa, và enzyme bromelain, đều là những thành phần có lợi cho sức khỏe. Dưới đây là một số công dụng của trái dứa mà bạn nên biết.
Thành phần dinh dưỡng
Trong mỗi trái thơm (trái dứa) chứa lượng calo thấp nhưng lại có nhiều thành phần dinh dưỡng:
- Vitamin A
- Vitamin C
- Vitamin B6
- Folate
- Sắt
- Kẽm
- Canxi
- Tinh bột
- Chất xơ
- Kali
- Axit pantothenic
- Mangan…
Cụ thể, loại quả này đặc biệt giàu vitamin C và Manga – những hợp chất rất cần thiết cho sức khỏe của hệ miễn dịch. Vitamin C giúp cơ thể hấp thụ sắt, chống oxy hóa cho cơ thể… Bên cạnh đó, Manga hỗ trợ tăng trưởng cho cơ thể và duy trì sự trao đổi chất.
Công dụng của trái dứa đối với sức khỏe
1. Tác dụng chống viêm
Ăn dứa có tác dụng gì đối với sức khỏe? Với thành phần dinh dưỡng tuyệt vời, dứa được biết đến là loại quả giúp chống viêm vô cùng hiệu quả. Trong quả dứa có chứa bromelain – một loại enzyme tương đối hiếm. Bromelain được chứng minh là một chất chống viêm, chống sưng tốt, đồng thời đẩy nhanh quá trình hồi phục sau phẫu thuật, chấn thương. Do đó, việc bổ sung dứa cho những người bị viêm cơ và khớp, viêm họng, viêm xoang cấp tính, gout… được nhiều bác sĩ gợi ý.
2. Tăng cường hệ miễn dịch
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, trong một khẩu phần dứa có chứa 130% hàm lượng vitamin C (còn được biết đến là axit ascorbic). Vitamin C có tác dụng rất lớn đối với hệ miễn dịch của cơ thể. Chúng kích thích các bạch cầu hoạt động như một chất chống oxy hóa để bảo vệ cơ thể trước các gốc tự do. Các gốc tự do có thể phá vỡ chức năng của các tế bào, gây nguy hiểm đến quá trình trao đổi chất, thậm chí biến các tế bào khỏe mạnh thành các tế bào ung thư. Vì vậy, việc bổ sung dứa vào chế độ ăn hàng ngày không những giúp bạn giải nhiệt mà còn giúp tăng cường hệ miễn dịch vô cùng hiệu quả.
3. Ngăn ngừa ung thư
Trong quả dứa còn giàu các chất chống oxy hóa như: Vitamin A, bromelain, manga, các hợp chất flavonoid, beta-carotene… Đây là những chất quan trọng, kết hợp với superoxide dismutase sẽ giúp phòng ngừa Ung thư cổ họng, ung thư khoang miệng và ung thư vú. Tuy nhiên, bạn sẽ không thể ngăn chặn triệt để Ung thư nếu chỉ ăn dứa. Do đó, bạn nên kết hợp chúng cùng những thực phẩm lành mạnh, nhiều dưỡng chất khác để ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư.
4. Hỗ trợ tiêu hóa
Ăn thơm có tác dụng gì cho hệ tiêu hóa? Trong 165g thơm có chứa 2,3g chất xơ, bao gồm xơ hòa tan và không hòa tan. Thơm có thể giúp bạn tránh tình trạng đông máu, táo bón, huyết áp, tiêu chảy, xơ vữa động mạch, hội chứng ruột kích thích… Chất xơ kích thích giải phóng các chất tiêu hóa để giúp thực phẩm hòa tan, đồng thời thúc đẩy thức ăn đi qua đường tiêu hóa một cách bình thường. Ngoài ra, việc bổ sung dứa cũng sẽ giúp loại bỏ Cholesterol dư thừa, làm sạch mạch máu, từ đó nâng cao sức khỏe tim mạch.
5. Làm giảm nguy cơ đông máu
Dứa là loại trái cây chứa nhiều khoáng chất, nhất là kali. Kali là một khoáng chất quan trọng trong cơ thể mỗi người, giúp duy trì hoạt động bình thường của hệ tim mạch, tiêu hóa, cơ bắp, đồng thời cân bằng nước và điện giải. Nếu thiếu kali, cơ thể bạn sẽ có thể bị đe dọa bởi các mầm bệnh.
Vậy ăn dứa có tác dụng gì trong trường hợp này? Kali có trong dứa sẽ làm giãn mạch, làm giảm áp lực của mạch máu và tăng tuần hoàn máu đến các bộ phận trên cơ thể. Khi mạch máu giãn, huyết áp giảm, máu lưu thông ít bị hạn chế. Điều này sẽ giúp ngăn ngừa nguy cơ đông máu và làm giảm sự tích tụ mảng bám trong mạch máu và động mạch. Do đó, dứa có thể giúp bạn ngăn ngừa các bệnh như đau tim, đột quỵ…
Những trường hợp không nên ăn dứa
Tuy có nhiều lợi ích là vậy nhưng không phải ai cũng có thể thưởng thức loại quả này mà không gặp phải vấn đề sức khỏe. Dưới đây là những nhóm người cần thận trọng hoặc nên tránh ăn dứa.
1. Người Dị Ứng với Dứa
Dị ứng thực phẩm là một trong những phản ứng không mong muốn phổ biến nhất và dứa không phải là ngoại lệ. Các triệu chứng dị ứng với dứa có thể bao gồm ngứa hoặc phát ban trên da, sưng môi, lưỡi hoặc họng, khó thở hoặc hắt hơi cùng với đau bụng, buồn nôn hoặc tiêu chảy. Nếu bạn từng trải qua bất kỳ triệu chứng nào sau khi ăn dứa, việc tránh xa loại quả này là điều cần thiết để bảo vệ sức khỏe của bạn.
2. Người Mắc Bệnh Dạ Dày
Dứa chứa một lượng axit citric khá cao, có thể gây kích ứng niêm mạc dạ dày. Những người mắc bệnh về dạ dày như viêm loét dạ dày, viêm thực quản hoặc trào ngược dạ dày thực quản nên hạn chế ăn dứa. Việc tiêu thụ dứa trong những trường hợp này có thể làm tăng axit trong dạ dày, gây đau rát và khó chịu.
3. Người Bị Rối Loạn Đông Máu
Bromelain trong dứa có tính năng làm loãng máu và ngăn ngừa hình thành huyết khối. Đây là một tính năng có lợi đối với nhiều người, nhưng lại là mối nguy hiểm đối với những người có rối loạn đông máu hoặc đang dùng thuốc chống đông. Việc ăn dứa có thể làm tăng nguy cơ chảy máu và bầm tím, đặc biệt nếu liều lượng cao.
4. Phụ Nữ Mang Thai
Dứa chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho thai kỳ, tuy nhiên, ăn quá nhiều trong thời gian mang thai có thể không an toàn. Bromelain có thể gây co bóp tử cung và làm mềm cổ tử cung, điều này có thể dẫn đến sẩy thai hoặc sinh non, đặc biệt trong ba tháng đầu của thai kỳ. Do đó, phụ nữ mang thai nên tiêu thụ dứa một cách hợp lý và chỉ sau khi đã có sự đồng ý của bác sĩ.
5. Trẻ Em Dưới 1 Tuổi
Hệ tiêu hóa của trẻ em dưới 1 tuổi còn non nớt và chưa sẵn sàng để xử lý một số loại thực phẩm, bao gồm dứa. Dứa có thể quá mạnh đối với dạ dày nhạy cảm của trẻ và gây ra các vấn đề tiêu hóa như đau bụng, tiêu chảy hoặc dị ứng. Vì lý do này, các chuyên gia sức khỏe thường khuyên rằng trẻ dưới 1 tuổi không nên được cho ăn dứa.
Mặc dù dứa là một nguồn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng quý giá, không phải ai cũng có thể hưởng lợi từ loại quả này mà không gặp phải rắc rối về sức khỏe. Người dùng cần cân nhắc các vấn đề sức khỏe cá nhân và tham khảo ý kiến bác sĩ nếu có bất kỳ mối lo ngại nào trước khi bổ sung dứa vào chế độ ăn uống hàng ngày của mình. Như vậy, bạn mới có thể tận hưởng trọn vẹn hương vị và lợi ích của dứa mà không phải đối mặt với các nguy cơ tiềm ẩn.