Khi có dịp ghé thăm Hà Nội, chắc hẳn khách du lịch sẽ không thể quên được hương vị thơm ngọt của Cốm làng Vòng. Cốm xanh đượm mùi thơm của lúa non, gói mình trong lá sen xanh đã làm nên nét văn hóa ẩm thực đặc trưng cho mùa Thu đất Hà Thành.

Tuy nhiên, ít ai biết được để làm nên thức ăn vặt rất “độc” được lưu truyền suốt bao đời nay này, đòi hỏi phải có cách chế biến cốm tươi làng Vòng rất công phu và tỉ mỉ. Vì vậy, trong bài viết ngày hôm nay, hãy cùng Nguyên Ninh tìm hiểu chi tiết vấn đề trên nhé! 

Nguồn gốc của cốm tươi làng Vòng 

Nguồn gốc của cốm tươi làng Vòng 

Theo các bậc cao niên kể lại, cốm làng Vòng xuất hiện từ cách đây cả ngàn năm. Một khi sữa lúa non bắt đầu đọng lại thành hình, cây lúa uốn hình câu thì trời chợt nổi mưa bão gió tầm tã. Đê vỡ, nước sông trào ra nhấn chìm toàn bộ đồng ruộng trong nước sâu.

Khắp nơi đều mất mùa, người nông dân không nỡ không nỡ nhìn công sức bao tháng ngày của mình bỏ ra bị uổng phí, họ liền ra ruộng các ruộng lúa đã ngã rạp, mò vớt lại những bông lúa non, mang về đem rang khô ăn dần chống đói. 

Thật may là cái món ăn có phần bất đắc dĩ đó, không những cứu nạn đói được cả làng mà còn có mùi bị rất hấp dẫn, dẻo dẻo, ngọt ngọt lại có mùi thơm dịu nhẹ. Kể từ đó mỗi vụ mùa hàng năm, khi bông lúa bắt đầu tròn hạt, người dân làng Vòng lại cắt lúa về, chế biến thành những gói cốm tươi thơm dẻo để ăn lai rai cho vui miệng. Các bạn muốn tận hưởng hương vị đó bạn gọi cho Bánh Cốm Nguyên Ninh để nhân viên tư vấn nhé : 

Hướng dẫn cách chế biến cốm tươi làng Vòng 

Từ những bông lúa non còn ngậm sữa, để làm ra hạt Cốm tươi dẻo thơm đòi hỏi phải có quy trình làm phải thật tỉ mỉ, công phu, người thợ làm phải thật có tâm và yêu nghề. Dưới đây là các bước hướng dẫn cách chế biến cốm tươi làng Vòng

Hướng dẫn cách chế biến cốm tươi làng Vòng 

Bước 1: Lựa chọn nguyên liệu 

Cốm làng Vòng được làm từ loại lúa nếp hoa vàng, mà là loại lúa non, nhưng không được quá non hoặc quá già vì sẽ làm cốm bị nát hoặc sẽ bị cứng. Người dân làng Vòng sẽ đi chọn ngắt từng bông dài, hạt mẩy, khi cây lúa hoe hoe vàng, chỉ mười ngày nữa là có thể gặt. Muốn cốm được ngom thì phải cắt lúa đúng lúc, nếu để hạt lúa quá già thì hạt cốm sẽ không được xanh, bị cứng và gãy nát, còn lúa non thì cốm sẽ bị dính vào vỏ trấu, mềm nhão nên sẽ mất đi hương vị thơm ngon. 

Bước 2: Quy trình rang thóc Cốm 

Lúa khi mới gặt về cần được tuốt lấy phần hạt thóc, sàng bỏ rơm, đãi qua với nước để loại bỏ những hạt bị lép. Thóc sau khi đã được đãi sạch, cho lên chảo rang, cả quá trình phải đảo đều tay cho đến khi hạt cốm chín tới, không giòn mà tróc hết vỏ trấu là công đoạn khó nhất trong nghề làm cốm. Cần phải để ý đến ngọn lửa rang cốm, lửa phải để to đều, cho đến khi gạo bắt đầu tái trắng thì để nhỏ bớt lửa lại. Toàn bộ quá trình rang cốm, cần được đảo liên tục cho nóng đều, vì chỉ cần để quá lửa chút là hạt cống sẽ bị gãy. 

Bước 3: Giã hạt Cốm 

Cốm rang xong khi vẫn nóng sẽ được đem đi giã ngay bằng loại cối riêng, giã nhẹ, nhịp nhàng, đều đều và khoan thai thì cốm mới đủ độ mịn và độ dẻo. Cốm đã được giã xong thì chuyển sang công đoạn sàng sẩy và để và các thúng con đã rải sẵn những chiếc lá sen xanh để mang đi bán ở các phố. 

Bước 4: Đóng gói Cốm 

Cốm tươi làng Vòng truyền thống, đúng chuẩn được gói trong hai lớp lá. Hạt cốm được gói trực tiếp trong lớp lá ráy đầu tiên để giữ cho cốm không bị khô và để được lâu hơn. Lớp thứ hai là lá sen bọc bên ngoài như để nhấn nhá cái mùi hương sen phảng phất, thơm mát tăng cảm giác cho người dùng. Cuối cùng là dùng sợi dây dơm mềm từ thân cây lúa đã tuốt hết hạt buộc vuông góc nhau, không chỉ để gói cốm thêm chắc chắn mà còn gợi đến cho ta cảm giác dẫn dã gần gũi, thân thương. 

Cách thưởng thức Cốm tươi làng Vòng 

Cách thưởng thức Cốm tươi làng Vòng 

Quy trình và sự gói ghém cốm đã kỹ càng, chỉn chu thì cách thưởng thức cũng thật cầu kỳ không kém. Cốm là thức ăn vặt, không phải là món ăn no nên mọi người thường không mua nhiều. Chỉ một gói nhỏ, ngồi nhâm nhi thưởng thưởng thức với chén trà xanh ấm nóng trong các tiết Thu se lạnh, hàn huyên với bạn bè hoặc ngắm nhìn góc phố phường thì có lẽ không có gì thú vị bằng. 

Những người sành ẩm thực, thường thưởng thức, nhâm nhi từng hạt cốm với chén nước chè Thái Nguyên thơm nhẹ, hay kết hợp ăn cùng với những quả hồng trứng đỏ mọng hoặc quả chuối tiêu để tăng độ ngọt thơm, dẻo dẻo của thực quà vặt này. Ăn cốm có thể sử dụng thìa, nhưng ngon nhất vẫn là dùng tay nhúp từng hạt nhấp nháp để vị cốm không bị lẫn với mùi của các chất liệu gỗ, inox,… cũng như để cho mình có được khoảng không gian thư giãn, thoải mái, tận hưởng trọn vẹn thời gian nghỉ ngơi. 

Trên là toàn bộ những thông tin về cách chế biến Cốm tươi làng Vòng mà Nguyên Ninh muốn chia sẻ đến quý khách. Mọi thắc mắc xin hãy liên hệ với chúng tôi qua website: http://nguyenninhhanoi.com/ hoặc liên hệ trực tiếp qua holine: 0934.280.404.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *