Bột sắn dây không chỉ là nguồn bổ sung dinh dưỡng mà còn là vị thuốc Đông y quen thuộc, có nhiều tác dụng tích cực đối với sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với các bạn về vấn đề ăn bột sắn dây có tác dụng gì và cách sử dụng bột sắn dây tốt nhất.

Bột Sắn Dây Có Tác Dụng Gì? Những Điều Cần Lưu Ý Khi Sử Dụng Bột Sắn Dây
Bột Sắn Dây Có Tác Dụng Gì? Những Điều Cần Lưu Ý Khi Sử Dụng Bột Sắn Dây

Nguồn gốc, thành phần của bột sắn dây

Sắn dây còn được gọi là bạch cán, khau cát, cát căn,… là loại cây thuộc nhóm dây leo sống lâu năm. Thân cây dạng dây leo dài, rễ phát triển thành củ dài và to, đường kính khoảng 6 – 8cm, dài khoảng 15cm. Củ sắn dây rắn, chắc, nặng, chứa nhiều bột, có mùi thơm nhẹ, vị ngọt và tính mát. Củ sắn dây thường được thu hoạch vào cuối tháng 10, kết thúc vào tháng 4 năm sau. Người ta sẽ đào củ về, rửa sạch, gọt vỏ, cắt khúc, để luộc ăn hoặc phơi khô, làm bột sắn dây để tích trữ lâu ngày.

Trong bột sắn dây, thành phần tinh bột chứa 12 – 15%. Ngoài ra, bột sắn dây còn chứa các isoflavone – hoạt chất tự nhiên có chức năng gần giống estrogen, giúp cải thiện nội tiết tố, làm đẹp da và giữ dáng cho phụ nữ. Bên cạnh đó, bột sắn dây còn có chứa hoạt chất puerarin (tác dụng giãn mạch, chống oxy hóa, bảo vệ tim,…); chất daidzein (tác dụng giãn cơ) và chất genistein (giúp giảm mỡ bụng, chống oxy hóa và cải thiện vóc dáng,…).

Bột sắn dây chữa bệnh gì?

Bột sắn dây được chế biến từ cây sắn dây và dùng nhiều trong đời sống hàng ngày. Bột sắn dây là loại thực phẩm vừa được dùng để pha thành thức uống, vừa được nấu chín để ăn như món chè, soup. Vậy uống bột sắn dây trị bệnh gì? Dưới đây là những công dụng phổ biến của sắn dây khi uống:

Bột Sắn Dây Có Tác Dụng Gì? Những Điều Cần Lưu Ý Khi Sử Dụng Bột Sắn Dây
Bột Sắn Dây Có Tác Dụng Gì? Những Điều Cần Lưu Ý Khi Sử Dụng Bột Sắn Dây
  • Chữa sốt, nhức đầu do cảm nắng: Pha bột sắn dây với nước sôi, thêm chút đường hoặc đậu ván đã giã nát uống trong ngày.
  • Chữa ngộ độc thực phẩm: Pha bột sắn dây hoặc dùng củ sắn dây tươi với ngó sen tươi đã giã nát, vắt lấy nước uống.
  • Chữa ngộ độc rượu: Chữa ngộ độc rượu dùng hoa của cây sắn dây cùng với các vị thuốc nam khác như hoàng liên, hoạt thạch, cam thảo, tất cả được tán thành bột và trộn với nước để thành viên. Hoặc cũng có thể nấu thành nước mát uống.
  • Chữa cảm, nôn, đau đầu ở trẻ nhỏ do bị cảm, gió: Nấu chín bột sắn dây cùng gạo tẻ thành cháo, thêm gừng giã nát và mật ong, cho trẻ ăn từ 3 – 5 ngày.
  • Nấu chín bột sắn dây có thể chữa cảm nôn cho trẻ nhỏ
  • Chữa cồn cào, nóng bụng: Nấu chín bột sắn dây với gạo tẻ đã được ngâm nước một đêm để thành cháo, ăn từ 3 – 5 ngày.
  • Chữa kiết lỵ do nhiệt: Để chữa các triệu chứng như đau bụng, nóng rát vùng hậu môn, phải rặn khi đại tiện, pha bột sắn dây với nước và đường, sau đó nấu chín đặc và ăn trong 2 – 3 lần/ngày.

Uống bột sắn dây trị bệnh gì không phải ai cũng biết, tuy nhiên có một công dụng của bột sắn dây được nhiều chị em phụ nữ biết đến, đó là hỗ trợ giảm cân. Pha bột sắn dây với nước sôi, sau đó để nguội cho thêm nước cốt chanh, uống 1 ly vào buổi sáng trước khi ăn sẽ giúp tan mỡ bụng, giảm cân và thanh nhiệt cơ thể.

Một số lưu ý quan trọng khi sử dụng bột sắn dây

  • Người mắc chứng dương khí hư không nên dùng bột sắn dây. Biểu hiện của người mắc chứng này gồm: Đại tiện lỏng, hay cảm thấy đầy hơi trướng bụng, miệng nhạt, lưỡi ít rêu trắng mỏng; chân tay lạnh; không có cảm giác khát nước;
  • Không nên cho trẻ em uống nước bột sắn dây pha sống. Vì bột sắn dây có tính hàn, giúp thanh nhiệt nhưng nếu trẻ không bị nhiệt thì dùng bột sắn dây sống sẽ dễ bị đau bụng, tiêu chảy. Nếu cho trẻ ăn, nên nấu chín bột sắn để giảm tính lạnh, an toàn hơn với trẻ;
  • Phụ nữ có thai bị động thai hoặc dọa sảy thai,… thì không nên dùng bột sắn dây;
  • Hạn chế sử dụng bột sắn dây pha với nước lạnh vì dễ gây đau bụng, tiêu chảy. Nếu được, bạn nên nấu chín khi ăn hoặc pha với nước nóng để giảm tác dụng phụ;
  • Không kết hợp mật ong với sắn dây vì sẽ sản sinh một số chất có hại cho sức khỏe;
  • Không nên ướp hoa bưởi với nước sắn dây vì sẽ làm giảm đi dược liệu ban đầu của sắn dây;
  • Người bị huyết áp thấp, cơ thể suy nhược không nên sử dụng bột sắn dây vào buổi sáng (vì đây là thời điểm lượng hormone trong máu khá thấp);
  • Không uống sắn dây vào ban đêm vì sẽ khiến hệ tiêu hóa phải hoạt động liên tục, có thể ảnh hưởng không tốt cho dạ dày;
  • Không uống bột sắn dây khi đói. Do đó, thời điểm tốt nhất để uống bột sắn dây là sau bữa trưa hoặc tối khoảng 30 – 60 phút;
  • Không nên lạm dụng việc uống bột sắn dây, liều lượng tốt nhất là 1 cốc/ngày;
  • Không pha bột sắn dây với lượng đường quá nhiều;

Chỉ nên mua bột sắn dây ở những cơ sở bán hàng uy tín, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng để đảm bảo an toàn.

Cách bảo quản bột sắn dây

Bạn nên bảo quản bột sắn dây trong các túi zipper được buộc kín miệng hoặc các hũ đựng thực phẩm đậy nắp kín. Khi sử dụng chỉ nên lấy một lượng vừa đủ dùng và khi lấy xong cần buộc kín lại ngay lập tức để tránh không khí bên ngoài vào làm ẩm bột. Ngoài ra, trong quá trình sử dụng thì bạn cần để bột ở những nơi khô ráo, không ẩm ướt, thoáng mát và tránh ánh nắng mặt trời chiếu thẳng vào. Tránh không được bảo quản bột trong ngăn mát tủ lạnh vì bột sắn dây trong quá trình sản xuất được phơi và sấy khô rất kỹ nên khả năng hút ẩm rất tốt. Vì thế, bột sẽ dễ bị ẩm nhanh và chất lượng bị giảm đi nếu bảo quản trong tủ lạnh cùng với các loại thực phẩm khác.
Bột Sắn Dây Có Tác Dụng Gì? Những Điều Cần Lưu Ý Khi Sử Dụng Bột Sắn Dây
Bột Sắn Dây Có Tác Dụng Gì? Những Điều Cần Lưu Ý Khi Sử Dụng Bột Sắn Dây