Riềng là loại cây thân thảo có nhiều nhánh, sống lâu năm, có độ cao từ 2 – 3,5 mét. Riềng thường phát triển mạnh ở những nơi đất đai màu mỡ, thoát nước tốt, có nhiều chất hữu cơ. Củ riềng phân nhiều nhánh, có đường kính từ 3–5 cm. Khi còn non, củ riềng có đỏ nâu rồi dần chuyển sang màu vàng nhạt khi già. Dù có họ hàng gần với gừng, nhưng riềng có vị thơm hơn và chỉ hơi cay nhẹ. Về đặc điểm hình dáng, củ riềng cũng có màu vàng nhạt, khá giống với củ gừng và củ nghệ nên thường bị nhầm lẫn với nhau. Tuy vậy, nếu bạn quan sát kĩ sẽ thấy thân củ riềng có phần cứng hơn gừng, chia thành nhiều đốt với kích thước khác nhau, vỏ bóng và có lớp vảy mỏng bao phủ bên ngoài.
Trong nấu ăn, củ riềng thường được cắt thành từng lát mỏng hoặc thái sợi nhỏ. Riềng cũng có thể được sấy khô và tán thành bột để sử dụng trong nhiều món ăn khác nhau như súp hay cà ri. Bột riềng là một trong những gia vị được sử dụng thường xuyên trong công thức nấu ăn của người Thái và khá phổ biến ở Malaysia, Singapore và Indonesia. Cùng với đó, bột riềng cũng mang đến nhiều lợi ích đáng kể cho sức khỏe.
I. Lợi ích của bột riềng đối với sức khỏe
1. Giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Theo một nghiên cứu, Bột riềng có thể làm giảm mức cholesterol và chất béo trung tính, cải thiện sự chuyển hóa lipid và ngăn ngừa các biến chứng tiểu đường. Ngoài ra, bột riềng còn được phát hiện là có tác dụng ức chế chuyển hóa carbohydrate, giảm thiểu việc tăng đường huyết đột biến sau khi ăn. Hoạt động kiểm soát glucose của bột riềng có tác dụng tương đương với các loại thuốc trị đái tháo đường tổng hợp.
2. Ngăn ngừa các khối u và bệnh ung thư
Bột riềng có chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp giảm thiểu tế bào bị hư hại do các gốc tự do và các thành phần chứa độc tố khác xâm nhập vào cơ thể. Nghiên cứu của các nhà nghiên cứu tại Anh cho thấy, bột riềng có hoạt tính chống ung thư phổi và ung thư vú. Thành phần chống oxy hóa mạnh nhất trong bột riềng được gọi là galangin. Galangin có thể điều chỉnh hoạt động của enzym và ngăn chặn độc tính gen của các độc chất gây hại. Điều này đã chứng tỏ về tiềm năng chống ung thư của bột riềng. Ngoài ra, theo một vài nghiên cứu, các thành phần khác trong bột riềng có thể ngăn chặn sự tổng hợp enzyme xanthine, làm chậm sự phát triển của khối u.
3. Giảm cảm giác khó chịu do vấn đề về tiêu hóa
Hàm lượng chất xơ có trong bột riềng có tác dụng thúc đẩy quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày. Đồng thời, bột riềng cũng làm giảm sự tiết nước bọt và các axit tiêu hóa để mang lại cảm giác thoải mái hơn cho những người bị viêm loét dạ dày. Bên cạnh đó, bột riềng cũng có thể ngăn ngừa chứng chán ăn và đau bụng.
4. Cải thiện lưu thông máu
Bột riềng đã được chứng minh là có khả năng đào thải độc chất trong cơ thể. Theo đó, nhờ đặc tính chống oxy hóa, bột riềng có thể ngăn chặn các chất độc có hại tích tụ trong cơ thể bạn. Nhờ vậy, hoạt động của hệ tuần hoàn được cải thiện. Không những thế, bột riềng còn giúp cải thiện lưu thông máu và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng đến từng mô tế bào dưới da, giúp làn da hồng hào, tươi tắn hơn.
II. Cách sử dụng và bảo quản bột riềng
1. Sử dụng bột riềng trong nấu ăn
Riềng trong ẩm thực là một gia vị đậm mùi, hăng và có tính nóng, vị chát hơn rừng. Trong các món ăn có mặt của riềng đều dễ dàng nhận biết được hương vị đặc trưng này. Do đó, gia vị riềng thường được kết hợp để khử các mùi tanh, tạo nên sự cân bằng hương vị cho món ăn đòi hỏi sự đậm đà và tinh tế. Phổ biến nhất là sự kết hợp với các món cá kho như cá bông lau, cá quả. Với những món này, cá tươi được đun chín trực tiếp bằng một ít nước ấm, kết hợp với các loại gia vị như tinh bột riềng, sả, tỏi…
Trong quá trình nấu với lửa nhỏ và vừa, các gia vị sẽ hòa trộn để khử hoàn toàn mùi tanh, sau cùng sẽ ngấm đều giúp cá dậy mùi, tạo nên vị ngọt nhẹ mà lại đậm đà. Riềng thực sự là gia vị chuyên vị những thực phẩm tanh hay “nặng mùi”. Một số món phổ biến tạo nên thương hiệu của riềng có thể kể đến chính là rượu (rựa) mận, hay thịt giả cầy. Riềng kết hợp trực tiếp với mắm tôm có mùi rất nặng, nhưng cuối cùng đặc tính của gia vị này đã tạo nên sự hòa trộn hoàn hảo. Tạo nên những món ăn được đồng bằng Bắc Bộ cực kỳ yêu thích.
2. Cách bảo quản bột riềng
- Bảo quản nơi khô ráo: Để bảo quản bột củ riềng lâu dài và tránh tình trạng ẩm mốc, hãy để nó ở nơi thoáng mát và khô ráo. Tránh để bột củ riềng tiếp xúc với ánh nắng trực tiếp.
- Đậy kín: Sau khi sử dụng, hãy đậy kín nắp hũ hoặc bao bì bột củ riềng để tránh tiếp xúc với không khí. Nếu không được bảo quản đúng cách, bột củ riềng có thể mất đi hương vị và chất lượng.
- Tránh nhiệt độ cao: Không để bột củ riềng ở nơi có nhiệt độ cao, vì điều này có thể làm mất đi mùi thơm và thành phần dinh dưỡng của nó.
- Kiểm tra thời hạn sử dụng: Nếu mua bột củ riềng từ cửa hàng, hãy kiểm tra thời hạn sử dụng trên bao bì để đảm bảo bạn sử dụng sản phẩm trong thời gian hiệu lực.
Cách sử dụng riềng tốt nhất chính là chọn những củ già, thái lát mỏng, băm nhuyễn hoặc đơn giản là sử dụng bột riềng khô nấu trực tiếp cùng với thực phẩm giúp dễ dàng ngấm và phát huy tác dụng về mùi và vị.