Thương hiệu bánh cốm từ cốm tươi Nguyên Ninh là một món ăn đặc sản không chỉ nổi tiếng tại Hà Nội mà cả trong nước và nước ngoài. Chính vì lý do này mà thương hiệu này bị làm giả, làm hàng nhái rất nhiều. Ngay cả khi quý khách đến với nơi xuất xứ của thương hiệu này là phố Hàng Than, bạn cũng không thể chắc chắn được đâu là sản phẩm bánh cốm của Nguyên Ninh thật sự.

bánh cốm nguyên ninh

Vì vậy, trong bài viết dưới đây, chúng tôi xin chia sẻ đến quý khách kinh nghiệm nhận biết bánh cốm từ cốm tươi Nguyên Ninh chính hãng, chuẩn hương vị truyền thống. 

Nguồn gốc của thương hiệu bánh cốm Nguyên Ninh 

Trước kia, phố Hàng Than thuộc làng Yên Ninh, tổng Yên Thành, vùng ngoại thành của Hà Nội Xưa. Ra mắt năm 1865, do cụ tổ của dòng họ Nguyễn Duy là người đầu tiên làm ra bánh cốm và lấy tên thương hiệu là Nguyên Ninh, với ý nghĩa là mong muốn chiếc bánh này sẽ mãi giữ được nguyên gốc làng Yên Ninh.

Banh-com

Khi mới ra đời, sản phẩm được bán tại chợ Đồng Xuân, rất nhanh chóng những chiếc bánh nhận được nhiều sự yêu thích của mọi người nhờ vào hương vị thơm ngon, ngọt bùi đặc trưng của cốm lại rất dễ ăn ngay cả người già và trẻ nhỏ đều ưa thích.

Trong 150 năm hình thành và phát triển đến ngày hôm nay, bánh cốm Nguyên Ninh vẫn luôn lưu giữ được hương vị truyền thống và trở thành một món ăn mang đậm nét  văn hóa ẩm thực Hà Nội.

Quy trình làm bánh cốm từ cốm tươi thủ công Nguyên Ninh theo công thức thủ công 

Để có thể làm ra được một chiếc bánh cốm từ cốm tươi Nguyên Ninh hương vị thơm ngon, ngọt bùi và mềm dẻo đòi hỏi người thợ phải khéo léo, tỉ mỉ trong từng công đoạn: 

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu 

Chuẩn bị nguyên liệu 

Đối với phần vỏ bánh, cần phải lựa chọn loại cốm già từ bông lúa Thái Bình, điều này sẽ tránh cho việc phần cốm không bị tan hết khi xào vào đường. Cốm phải được sấy khô để có thể đảm bảo được độ dẻo vừa phải của bánh.

Tham khảo :Cách Làm Bánh Cốm Nguyên Ninh Ngon Nhất

Phần nhân đậu xanh cần phải được chọn lọc kỹ lưỡng từ những hạt đậu đều mẩy. Bên cạnh đó, để phần bánh thêm phần thơm ngon hơn thì không thể thiếu những nguyên liệu là đường, nước cốt dừa Bến Tre, mứt hoa quả, mứt sen. 

Bước 2: Chế biến phần vỏ bánh 

Ngâm phần cốm tươi với nước cho đến khi hạt mềm thi mang đi pha với đường, sau đó cho vào chảo và đặt lên bếp xào trong 2h. Trong quá trình xào, cần đảo cốm đều tay và chú ý đến độ lửa vừa phải, nếu để lửa non thì vỏ bánh sẽ bị nhão còn để già lửa thì bánh sẽ có mùi khét. Xào cho đến khi cốm nhuyễn lại và giữ được màu xanh ngọc đẹp mắt thì tắt bếp và bắc xuống. 

Bước 3: Chế biến phần nhân đậu xanh 

Phần đậu xanh đem ngâm với nước cho nở, bóc phần vỏ bên ngoài và mang đi đồ chín. Chỉ nên đồ đỗ chín tới, vừa phải để đậu giữ được mùi thơm và tơi bở, giúp nhân bánh có vị ngon, bùi hơn. Để phần nhân đậu xanh được hoàn chỉnh hơn và dễ ăn ta sẽ trộn thơm với phần đường, nước cốt dừa và mứt. 

Bước 4: Tạo chiếc bánh cốm hoàn chỉnh 

Tạo chiếc bánh cốm hoàn chỉnh 

Chia nhân đậu xanh và phần vỏ cốm đã nấu trước đó thành các phần vừa ăn, đậu xanh vo lại thành từng viên. Sau đó, lấy phần vỏ cốm bọc ở bên ngoài và cuối cùng là dùng túi nilon bọc chiếc bánh lại để bảo quản.Bạn liên hệ ngay với bánh Cốm Nguyên Ninh để được tư vấn

Bí quyết nhận biết bánh cốm từ cốm tươi Nguyên Ninh chính hãng 

Bí quyết nhận biết bánh cốm từ cốm tươi Nguyên Ninh chính hãng 

Đối với người dân Hà Nội đa số đều rất quen thuộc với sản phẩm bánh cốm từ cốm tươi Nguyên Ninh chỉ được bán ở địa chỉ số 8 Hàng Than, Ba Đình, Hà Nội.

Tuy nhiên, những năm gần đây, trên thị trường xuất hiện rất nhiều sản phẩm mang hiệu bánh Nguyên Ninh nhưng thực chất là hàng giả, hàng kém chất lượng. Đặc điểm chung của những cửa hàng giả mạo đó là đều trưng bày những biển quảng cáo bắt mắt với màu xanh cốm đặc trưng.

Riêng những cửa hiệu chính hãng của Nguyên Ninh lại không hề tỏ ra phô trương mà chỉ nép mình buôn bán bên trong một gian hàng nhỏ. Thương hiệu cũng cuang không bày bán sản phẩm bên ngoài lề đường cũng như không bày biện tráp nhỏ, tráp lớn. 

Hầu hết những sản phẩm giảo mạo đều in chữ Hỷ (喜) trên bao bì, duy chỉ có những sản phẩm bánh cốm từ cửa hàng Nguyên Ninh chính hiệu lại không có chữ Hỷ. Hán tự được sử dụng để in trên bao bì hộp bánh là chữ 寧原 có ý nghĩa là Nguyên gốc Yên Ninh.

Lý do mà các nhãn hàng giả mạo lựa chọn in chữ Hỷ là vì bánh cốm được sử dụng như một món quà sang trọng của tầng lớp thượng lưu vào thời Hà Nội xưa, vì thế mà nó hay xuất hiện là lễ vật trong các đám cưới hỏi. Do vậy, họ đã không hiểu được ý nghĩa thật sự được in trên hộp của bánh cốm Nguyên Ninh chính hiệu. 

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ bí quyết nhận biết bánh cốm từ cốm tươi Nguyên Ninh mà đơn vị chúng tôi muốn cung cấp đến quý khách hàng. Mọi thắc mắc xin hãy liên hệ với chúng tôi qua website: https://nguyenninhhanoi.com/ hoặc liên hệ trực tiếp qua website: 0934 280 404.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *