Nhớ về Hà Nội, nhớ về 36 phố phường, nhớ về hồ Gươm duyên dàng và nhớ cả về vị bánh cốm dẻo mịn có nhân đậu xanh ngọt bùi. Trong đó, chiếc bánh cốm chuẩn nhất, ngon nhất thì không thể bỏ qua bánh cốm Làng Vòng. Đằng sau chiếc bánh cốm thưởng thức cất chứa những giá trị gì, cùng đọc bài tổng quan về bánh cốm Làng Vòng.

Bánh cốm Làng Vòng là gì?

bb

Ghi tên trong danh sách đặc sản ẩm thực Hà Nội, bánh cốm Làng Vòng có truyền thống lâu đời, nguồn gốc từ xa xưa. Bánh cốm Làng Vòng làm từ những hạt lúa nếp ở làng Vòng. Vì vậy, bánh cốm là một thức quà quý của ẩm thực Hà Nội nói chung và là niềm tự hào của người dân làng Vòng nói riêng. Làng Vòng cách trung tâm thành phố  Hà Nội khoảng 5–6 km, cánh cổng làng Vòng vẫn còn đó, thuộc  phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Nguồn gốc hạt cốm và bánh cốm Làng Vòng

bbbb

Hạt cốm là kết tinh tinh hoa của đất trời, hội tụ những gì trong trẻo, thanh tao nhất của mùa thu Hà Nội. Từ hạt cốm đến bánh cốm, đây đều là thành quả sáng tạo của người dân đồng bằng Bắc Bộ.

Truyền thuyết kể rằng, giai đoạn vua Lý Thái Tổ dời kinh đô về đất Thăng Long, có một năm mưa lũ rất to khiến người dân mất mùa, khó khăn. Những cánh đồng lúa của làng Vòng đang ngậm hạt cũng chìm hết trong lũ. Tiếc cho thành quả bao ngày nuôi trồng, khắc phục hoàn cảnh khó khăn, có người dân đã nhảy vào dòng nước lũ, láy về những ngọn lúa còn đang ngậm sữa, mang đi rang và giã để cả nhà cùng ăn. Hương vị dẻo bùi đặc biệt mang đến thức quà mới cho người dân.

Hạt lúa nếp non được lấy về được giã, giần sàng mang đến mẻ cốm tươi thơm dẻo, bùi bùi. Với hương vị mới lạ, khác biệt, người dân làng Vòng đã lan truyền nhau cách làm. Bằng sự cần cù, thông minh cùng đôi bàn tay lam lũ sáng tạo, làm cốm đã trở thành nghề truyền thống của làng Vòng. Nổi tiếng khắp vùng, người thợ đã được nhà vua mời vào kinh thành để làm mẻ cốm và được ban phong sắc cho dân làng. Và từ nguyên liệu cốm chắt chiu từ lúa non, những chiếc bánh cốm đầu tiên đã được cụ tổ của dòng họ Nguyên Ninh làm ra vào năm 1865, mang đến món ẩm thực quý mới thuộc về riêng Hà Nội.

Nguyên liệu, quy trình sản xuất bánh cốm Làng Vòng

Chiếc bánh cốm Hà Nội không quan trọng ở kích thước, khối lượng mà hơn cả là giá trị, tinh hoa trong hương vị, nguyên liệu làm nên nó. Chiếc bánh cốm mỏng dẹt, có thể thấy thấp thoáng cả lớp nhân đậu xanh bên trong. Lớp vỏ bánh cốm được làm dẻo mịn, có màu xanh tự nhiên hơi ngả vàng chứ không quá xanh biếc.

Bánh cốm Làng Vòng là sự kết tinh của hạt cốm, đậu xanh, đường cát, nước hoa bưởi, mứt hạt sen (hoặc mứt bí) cùng dựa nạo. Cốm Làng Vòng được lấy từ hạt lúa non, mang về xào với đường trong một chiếc chảo lớn để cốm thấm vị đường ngọt ngào. Đậu xanh chọn những hạt chắc, mẩy được hấp chín, nghiền nhuyễn, trộn đều cùng với đường cát, mứt bí, mứt hạt sen, dừa nạo.

Hoàn thành lớp vỏ và nhân, người thợ phết một lớp dầu trên lá chuối tươi, trải một lớp cốm xào đường bọc quanh lớp nhân đậu xanh và phủ một lớp cốm nữa, ép chặt lại. Bánh nặn, ép dẹt được gói trong lớp nilon, chờ nửa giờ xếp trên mẹt tre để bánh ráo rồi mới đóng trong hộp giấy vuông xanh, gửi đến người thưởng thức.

Đó là lý do vì sao mỗi gia đình tại Làng Vòng đều thiết kế một chiếc kệ sắt lớn, chìa nhiều tầng để đặt các mẹt tre hong khô bánh.

Mục đích, lợi ích khi làm chiếc bánh cốm làng Vòng

bbb

Nếu bánh cốm trong thời kỳ đầu đơn giản là một thức quà làm ra để thưởng thức thì qua thời gian, bánh cốm dần trở thành một lễ vật quý trong những đám hỏi của xứ Kinh Kỳ bên cạnh các lễ vật như trái cây, trầu cau, rượu thuốc,…Màu đỏ của bánh phu thê với những chiếc bánh cốm vuông vắn màu xanh như lời mong ước cho cặp đôi trăm năm hạnh phúc. Đến này, bánh cốm vẫn giữ nguyên giá trị ấy, được sản xuất số lượng lớn phục vụ các đám hỏi. Bên cạnh đó, bánh cốm Làng Vòng còn là món quà quý cho các thực khách ghé thăm Hà Nội mua về gửi tặng người thân, bạn bè.

Các Bạn khi mua bánh cốm làng vòng kết hợp với cốm tươi làng vòng chấm chuối có thể tham khảo :Cốm Tươi Làng Vòng nữa nhé

Vừa là đặc sản, vừa là món quà, bánh cốm Làng Vòng được bản chỉ với giá dao động từ 5.000 – 7.000 đồng. Ai cũng có thể dễ dàng mua về thưởng thức. Chiếc bánh cốm chất lượng nhất là chiếc bánh cốm tươi, không chứa phẩm màu hay chất bảo quản. Vì vậy, bánh có hạn sử dụng trong vòng 3-5 ngày. Bánh tươi với mùi đặc trưng của cốm, hòa với vị ngọt của đậu xanh, ăn vào dai dẻo, hấp dẫn.

Nên mua bánh cốm Làng Vòng ở đâu?

bbb 1

Thời điểm trước năm 1989, không có nhiều đơn vị làm bánh cốm lấy từ cốm Làng Vòng nhưng đến nay, con phố Hàng Than đã trở thành con phố “bánh cốm”. Hàng loạt nhà sản xuất, gửi đến món bánh cốm làng Vòng như bánh cốm An Ninh (43 Hàng Than), Nguyên Ninh (11 Hàng Than), Nguyên Hưng (79 Hàng Than)… và cả những cửa hàng sản xuất ở quanh làng Vòng, phường Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy.

Trong hàng loạt các thương hiệu, truyền thông lâu đời hơn cả là bánh cốm Nguyên Ninh với hơn 150 năm làm nghề, trải qua 6 đời giữ gìn và lưu truyền. Cụ tổ của dòng họ chính là người làm ra chiếc bánh cốm đầu tiên. Để biết địa chỉ mua bánh cốm Nguyên Ninh chính gốc, quý khách hàng có thể liên hệ theo địa chỉ hotline: 0934 280 404 hoặc liên hệ với hệ thống của chúng tôi qua website tại địa chỉ: https://nguyenninhhanoi.com/ hoặc Fanpage Facebook để đặt hàng nhanh chóng, được tư vấn tận tâm.

Hy vọng rằng, với bài tổng quan về bánh cốm Làng Vòng, các thực khách càng thêm trân quý khi thưởng thức chiếc bánh cốm.

>>> Xem thêm: Bánh cốm

18 những suy nghĩ trên “Bài tổng quan về bánh cốm Làng Vòng

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *